Hướng dẫn cách viết prompt trong Midjourney
Sơ lược về Midjourney
Midjourney tuy còn khá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ mang đến làn sóng mới cho công nghệ hơn cả Chat GPT. Thay vì đưa ra kết quả dạng chữ, hệ thống sẽ mô phỏng lại yêu cầu của người dùng bằng một hình ảnh cụ thể. Có thể nói đây là một trong những dự án lớn có thể mang đến sự đổi mới cho mảng nghệ thuật nói chung và thiết kế nói riêng trong một tương lai gần.
Cách vận hành của Midjourney
Trước khi được đưa vào sử dụng, AI của Midjourney đã phải được tiếp nhận một kho tàng cực lớn những dữ liệu hình ảnh đến từ internet, đi kèm với hình ảnh này là những dòng mô tả có liên quan. Tiếp theo, thông qua Deep Learning, AI có khả năng tìm ra được mối liên quan giữa sự vật, hiện tượng này với một hoặc nhiều sự vật, hiện tượng khác. Dựa vào những dòng mô tả do người dùng nhập vào trước đó, AI của sẽ tìm cách biến tấu các dữ liệu trên sao cho hợp lý nhất có thể để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Những dữ liệu này sẽ được vẽ từ những chấm pixel nhỏ nhất và lặp đi lặp lại đến khi hoàn thành tác phẩm. Vì quá trình biến tấu này là hoàn toàn ngẫu nhiên nên kết quả trả về đương nhiên sẽ không thể giống nhau.
Ứng dụng Midjourney trong UI/UX
Ngoài các ứng dụng về đồ hoạ thì Midjourney có tiềm năng là trợ thủ đắc lực cho thiết kế UI/UX, có thể kể đến ứng dụng về:
- Tạo mockup sản phẩm
- Tạo ra ý tưởng UI mới
- Thuyết trình về ý tưởng hoặc portfolio
- Tạo banner hoặc đồ hoạ sáng tạo trong UI.
Làm thế nào để sử dụng Midjourney?
Để biết chi tiết về cách sử dụng Midjourney.
Cách để tạo prompt bám sát ý tưởng nguyên bản
Viết prompts không hề khó nếu thực hiện theo một số bước cơ bản như sau:
- Đặt ý chính của bức vẽ lên đầu tiên (a cat…, a house.., a room…)
- Miêu tả các chi tiết phụ (tốt nhất là từ 3 chi tiết trở lên, để dưới dạng cụm danh từ, ví dụ: with big eyes, wearing a rococo dress, etc)
- Miêu tả điểm nhìn (phối cảnh thì là perspective, ảnh chụp cận thì close-up, chân dung là middle-shot, full body shot, nội thất thì interior, etc)
- Miêu tả vibe của bức tranh: sweet, limpid, warm, cozy, etc. Hoặc có thể dùng các reference các aesthetic nổi tiếng để giúp Midjourney dễ vẽ hơn. Ví dụ muốn vẽ tranh về vũ trụ thì dùng spacecore, vẽ hoạt hình có thể dùng steampunk.
- Miêu tả phong cách vẽ theo các artist. Midjourney có para–style cũng có support nhưng ko nhất thiết dùng parameter này mới nhận giá trị
- Miêu tả các yêu cầu về ảnh như linework, brushstroke, chiều sâu hay bố cục, màu sắc hoặc độ mượt mà, hiệu ứng sáng, yêu cầu cụ thể sử dụng công cụ kết xuất đồ họa và thì luôn để cuối cùng (chọn ít nhất có thể với phiên bản mới)
- Các parameter chỉ định loại trừ –no (Vẽ phố vắng thì cho thêm –no people vào cuối)
- Dùng weight cho các text prompt. Ví dụ muốn trộn mèo và chó ra con mèo chó nhưng muốn phần chó nhiều hơn thì để chó::1.5 mèo::0.5
Ngoài ra Midjourney có thể kết hợp với các tool plugin để bổ trợ về style:
Promptomania.com: Công cụ hỗ trợ tạo promt dựa trên các parameters có sẵn hỗ trợ đánh trọng số cho từng parameters
Niji Midjourney: Hỗ trợ các parameters và option theo phong cách vẽ Manga, Manhwa, Webtoon, etc.
Kết luận
Mặc dù hiện nay còn nhiều tranh cãi xung quanh bản quyền từ một số sản phẩm được tạo ra từ Midjourney, tuy nhiên đây vẫn là một ứng dụng bạn nên thử vì không có giới hạn về sức sáng tạo của ý tưởng. Trong tương lai chắc chắn Midjourney sẽ ngày càng được nâng cấp những tính năng mới cao cấp hơn giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Nguồn: VIBLO
1 Comments